Dinh dưỡng xanh - xu hướng thực phẩm lành mạnh năm 2022

Nếu từ đầu năm 2022 này bạn đặt mục tiêu luyện tập, ăn uống dinh dưỡng từ thực vật, bạn sẽ hoàn toàn khỏe mạnh bởi điều này đã được chứng minh từ rất nhiều vận động viên thể thao lẫn các nhà khoa học hàng đầu thế giới.

                               Cân bằng dinh dưỡng từ thực vật trở thành xu hướng phổ biến của thế giới. Ảnh: ST

Xu hướng dinh dưỡng xanh – dinh dưỡng cân bằng từ thực vật đã được thế giới nhắc đến từ nhiều năm nay. Tại Việt Nam, xu hướng này cũng đã được nhiều người chú trọng.

Dinh dưỡng thực vật cho cơ thể khỏe mạnh hơn

Trong bộ phim tài liệu The Game Changer (2018), các nhân vật trong phim đã chứng minh với thế giới rằng con người vẫn hoàn toàn khỏe mạnh nếu áp dụng dinh dưỡng chỉ từ thực vật. Nhà làm phim đã thu nhập các bằng chứng từ các vận động viên, lính cứu hỏa, quân nhân… khi họ theo đuổi chế độ dinh dưỡng thực vật qua nhiều năm. Chẳng hạn, Patrik Baboumian – người nói không với trứng, sữa và thịt, nổi tiếng với danh hiệu "Người đàn ông khỏe nhất nước Đức" năm 2011; còn "Kẻ huỷ diệt" - Arnold Schwarzenegger, ở tuổi ngoài 70, ông vẫn duy trì hình thể lý tưởng nhờ vào chế độ dinh dưỡng "không động vật"…

Nếu ai đã từng xem phim này sẽ thấy toàn bộ tài liệu trong phim đã chứng thực rằng con người hoàn toàn có thể khỏe mạnh hơn, đạt được thành tích cao hơn nhờ chế độ ăn uống dinh dưỡng từ thực vật. The Game Changers cũng đánh bay suy nghĩ của nhiều người cho rằng chơi thể thao là phải nạp đạm động vật để đủ năng lượng tập luyện ở cường độ cao. Thực tế, sau 6 tuần áp dụng chế độ ăn thực vật, cơ thể của võ sĩ James Brett Wilks không chỉ hồi phục tốt mà còn mạnh mẽ hơn khi phá kỷ lục đập dây trong 70 phút so với trước đây (15 phút).

Còn diễn viên Arnold Schwarzenegger thì chia sẻ rằng: "Tôi nhận ra không nhất thiết phải nạp đạm động vật. Nếu ăn đúng cách, chế biến phù hợp khẩu vị, tôi thích ăn thực chay hơn ăn thịt nhiều. Cholesterol giảm, cân nặng từ 113kg xuống còn 109kg. Đây là mức cân nặng thấp nhất tôi từng có trong 70 năm cuộc đời".

Ưu tiên dinh dưỡng thực vật để cơ thể nhẹ nhàng, khỏe mạnh

Thực tế, ở Việt Nam, nhiều người cũng đã áp dụng dinh dưỡng xanh, ưu tiên thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật, tăng cường rau củ, trái cây, các loại đậu, hạt từ thiên nhiên. Lợi ích của việc nạp đạm thực vật là cơ thể dễ tiêu hóa hơn, nhẹ nhàng và làm việc linh hoạt hơn, không còn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi.

Bạn Dung Vo@ sau khi xem phim này xong đã để lại nhận xét: "Không ngạc nhiên lắm khi xem bộ phim này. Trước đây mình ăn nhiều thịt, còn 4 năm nay đã chuyển sang ăn thực vật nhiều hơn. Không có hiện tượng gì khác ngoài khỏe mạnh và vui vẻ".

Nếu ai đã từng xem phim này sẽ thấy toàn bộ tài liệu trong phim đã chứng thực rằng con người hoàn toàn có thể khỏe mạnh hơn, đạt được thành tích cao hơn nhờ chế độ ăn uống dinh dưỡng từ thực vật. The Game Changers cũng đánh bay suy nghĩ của nhiều người cho rằng chơi thể thao là phải nạp đạm động vật để đủ năng lượng tập luyện ở cường độ cao. Thực tế, sau 6 tuần áp dụng chế độ ăn thực vật, cơ thể của võ sĩ James Brett Wilks không chỉ hồi phục tốt mà còn mạnh mẽ hơn khi phá kỷ lục đập dây trong 70 phút so với trước đây (15 phút).

Còn diễn viên Arnold Schwarzenegger thì chia sẻ rằng: "Tôi nhận ra không nhất thiết phải nạp đạm động vật. Nếu ăn đúng cách, chế biến phù hợp khẩu vị, tôi thích ăn thực chay hơn ăn thịt nhiều. Cholesterol giảm, cân nặng từ 113kg xuống còn 109kg. Đây là mức cân nặng thấp nhất tôi từng có trong 70 năm cuộc đời".

Ưu tiên dinh dưỡng thực vật để cơ thể nhẹ nhàng, khỏe mạnh

Thực tế, ở Việt Nam, nhiều người cũng đã áp dụng dinh dưỡng xanh, ưu tiên thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật, tăng cường rau củ, trái cây, các loại đậu, hạt từ thiên nhiên. Lợi ích của việc nạp đạm thực vật là cơ thể dễ tiêu hóa hơn, nhẹ nhàng và làm việc linh hoạt hơn, không còn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi.

Bạn Dung Vo@ sau khi xem phim này xong đã để lại nhận xét: "Không ngạc nhiên lắm khi xem bộ phim này. Trước đây mình ăn nhiều thịt, còn 4 năm nay đã chuyển sang ăn thực vật nhiều hơn. Không có hiện tượng gì khác ngoài khỏe mạnh và vui vẻ".

                  Trái cây, sữa đậu nành cung cấp đạm, vitamin, chất khoáng có lợi cho sức khỏe. Ảnh: ST

Dinh dưỡng xanh từ Vinasoy

Nắm bắt xu hướng lựa chọn dinh dưỡng thực vật của người tiêu dùng cùng sự sáng tạo trong ngành thực phẩm, Công ty sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy gần đây đã đưa ra sữa đậu nành với nhiều hương vị thơm ngon khác nhau như vị đường đen, sữa dừa, cà phê… và các sản phẩm này nhanh chóng trở thành lựa chọn quen thuộc cho nhiều người.

Vinasoy còn không ngừng nghiên cứu chuyên sâu tạo nên vùng nguyên liệu quý, trải dài khắp Việt Nam. Tất cả hạt mầm được ươm đều đã qua chọn lọc từ những giống đậu nành mới không biến đổi gen, tối ưu chất dinh dưỡng trong hạt đậu nành và tiệm cận với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam về nhu cầu ăn uống lành mạnh.



Hồi sinh kỳ diệu của đế chế sữa đậu nành Việt Nam

Là đại diện Việt Nam duy nhất lọt top 5 công ty sữa đậu nành lớn nhất thế giới, Vinasoy đã đi qua những thăng trầm để có được đế chế sữa đậu nành vững chắc như ngày hôm nay.

Nhìn lại thành quả của Vinasoy khi dẫn đầu về thị phần giá trị và sản lượng trong ngành hàng sữa đậu nành uống liền trong 9 năm liền, câu chuyện về Vinasoy lại là một minh chứng điển hình cho việc thành công nhờ biến "nguy" thành "cơ", nhanh nhạy chuyển dịch để vùng vẫy riêng mình một "đại dương xanh".

Chới với giữa "đại dương đỏ"

Vinasoy được thành lập từ 1997, tiền thân là phân xưởng sữa, kem và sữa chua, sau đó đổi tên thành nhà máy sữa Trường Xuân trực thuộc công ty Đường Quảng Ngãi. Dù được đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại nhưng thời điểm ấy, sữa đậu nành chỉ là một sản phẩm vô cùng nhỏ bé trong danh mục dàn trải của công ty. 

Nhóm sản phẩm chủ lực được kỳ vọng sẽ giúp Trường Xuân chinh phục thị trường là sữa, kem lại chịu sự cạnh tranh gay gắt của những thương hiệu đã có tên tuổi trên thị trường nên không được người dùng đón nhận. 

Suốt gần 4 năm trời "chới với" lao mình vào một "đại dương đỏ" với những đối thủ không cân sức đã khiến công ty phải gồng gánh khoản lỗ lớn, máy móc hao mòn do hoạt động chỉ đạt 1/10 công suất. Điểm sáng duy nhất là gần 100 nhân sự ngày ấy vẫn trung thành, miệt mài làm việc và nỗ lực để duy trì sự tồn tại của công ty cho đến tận ngày hôm nay.

                                                                  Nhà máy sữa Trường Xuân – tiền thân của Công ty Sữa đậu nành Vinasoy.

Cú lội ngược dòng ngoạn mục

Trong giai đoạn gần đuối sức thì bất ngờ đến ngay trong ngày giáng sinh, khi sản phẩm Sữa đậu nành Fami được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chọn làm sản phẩm sữa đậu nành độc quyền cung cấp cho "Chương trình sữa học đường tại Việt Nam", cấp phát sữa miễn phí cho các học sinh ở vùng sâu, vùng xa. 

Sữa đậu nành đã trở thành chiếc phao cứu sinh giúp Trường Xuân lội ngược dòng ngoạn mục vì ba yếu tố: Hàm lượng protein thực vật cao, sản phẩm không chứa lactose, giá cả rất phù hợp với đại đa số người dân Việt Nam. 

Tám năm cung cấp độc quyền sữa đậu nành Fami cho trẻ em không chỉ giúp Trường Xuân dần phục hồi, mà còn mở ra hướng đi mới, đặt nền móng cho những bước tiến dài về sau. Nhà máy sữa Trường Xuân cũng đã được "khai sinh" lần nữa với cái tên mới, cũng là định hướng chiến lược của công ty – Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy – tập trung toàn lực vào sản phẩm sữa đậu nành.

Hồi sinh và chiếm lĩnh "đại dương xanh"

Sau thời điểm bước ngoặt, Vinasoy với mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận phi mã, chiếm lĩnh được thị phần miền Bắc và tiếp tục "phủ sóng" ở miền Nam. Liên tiếp những năm sau đó, Vinasoy đã trở thành doanh nghiệp đầu ngành với mức tăng trưởng trên 40%/năm, liên tục gặt hái những thành tựu lớn.

Đạt được những thành tựu trên, lãnh đạo của Vinasoy chia sẻ, sự phát triển này đến từ "tâm thế của người khởi nghiệp": Sự tận tâm, đồng lòng, sáng tạo và linh hoạt, sự chính trực và đặc biệt là tinh thần Việt Nam. Chính từ tâm thế đó đã giúp Vinasoy chuyển hướng từ đa dạng sang tập trung, với chiến lược tập trung duy nhất vào hạt đậu nành.

Tinh thần Việt Nam cũng được thể hiện ở tư tưởng mà ông Ngô Văn Tụ, Giám đốc điều hành của Vinasoy tâm đắc: "Lấy của đất phải trả lại cho đất", là cơ sở để Vinasoy tập trung xây dựng vùng nguyên liệu và cải thiện nguồn giống.

Vùng nguyên liệu đậu nành nội địa là ước mơ của ban lãnh đạo Vinasoy. Vốn xuất thân từ Quảng Ngãi, họ luôn thấm nhuần tinh thần nhà nông. Như ông Ngô Văn Tụ từng chia sẻ: "Vinasoy có được những gì ngày hôm nay là nhờ những hạt đậu nành trồng nên từ đất mẹ. Chúng ta làm tất cả để không chỉ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực thức uống dinh dưỡng, mà còn là chuyên gia về hạt giống đậu nành, phát triển cây đậu nành Việt Nam vươn tầm thế giới".

                            Nhờ tập trung chuyên biệt vào đậu nành, Vinasoy đã "hồi sinh" và liên tục gặt nhiều thành tựu.

VSAC đã phát triển hai giống đậu nành được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong đó, giống Vinasoy 02-NS đã được Cục Trồng trọt cho phép sản xuất kinh doanh giống tại miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. 

Đến năm 2021, vùng nguyên liệu đậu nành của Vinasoy đã phát triển ổn định tại bốn khu vực này. Ông Huỳnh Sơn Hải - Giám đốc Trung tâm VSAC chia sẻ: "Điều này khẳng định Vinasoy không chỉ là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành hàng sữa đậu nành, mà còn đủ khả năng chọn tạo ra những giống đậu nành mới không biến đổi gen có đặc tính nông học phù hợp với các vùng nguyên liệu và đáp ứng chất lượng sản phẩm của Vinasoy ".

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tăng sản lượng hàng năm, bên cạnh nhà máy đầu tiên ở Quảng Ngãi, Vinasoy liên tiếp khởi công các nhà máy ở Bắc Ninh (2013), Bình Dương (2016), nâng tổng công suất của Vinasoy lên đến 390 triệu lít/ năm.

                                             Dây chuyền sản xuất hiện đại tại Vinasoy.

Chính sự tập trung chuyên biệt vào cây đậu nành, có được sự xuyên suốt nhất quán từ nguồn gen, vùng nguyên liệu đến nhà máy đã giúp Vinasoy có được sự phát triển bền vững.

"Biến nguy thành cơ", sẵn sàng cất cánh

Năm 2020, khi cả thế giới đang chung tay chống lại dịch bệnh COVID-19, thì chính Vinasoy lại "tung cánh" ra biển lớn khi chính thức đem sữa đậu nành ra "đánh xứ người". Sản phẩm của Vinasoy đã có mặt tại các sàn thương mại điện tử, và phủ sóng tại hơn 1000 siêu thị khắp Châu Á, chủ yếu tại các quốc gia tiêu thụ nhiều đậu nành là Trung Quốc và Nhật Bản. Sản phẩm của Vinasoy cũng đang được chuẩn bị để tấn công các thị trường vô cùng khó tính là Hàn Quốc và Mỹ.

                             Sản phẩm của Vinasoy đã có mặt tại các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản.

Tiếp tục kế thừa sự sáng tạo và linh hoạt chuyển biến khi dịch COVID-19 vẫn ảnh hưởng nặng nề, Vinasoy lên kế hoạch chủ động đón đầu dịch bệnh, đưa sữa đậu nành dần trở thành sản phẩm thiết yếu. Các sản phẩm cũng liên tục cải tiến để mang đến sự đa đạng về hương vị. Cùng với sự linh hoạt thay đổi về chính sách giá và nỗ lực gia tăng sản lượng tiêu thụ, doanh thu của Vinasoy đã tăng 5% cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh việc thấu hiểu "Sữa đậu nành là dinh dưỡng vàng của thế kỷ 21" và phát huy tối đa tiềm lực của mình để phân phối nguồn sữa quý giá đến cộng đồng, Vinasoy cũng bắt đầu nghiên cứu các nguồn dinh dưỡng từ thực vật khác với tiêu chí: Ngon, đẹp, giá cả hợp lý để bổ sung vào danh mục sản phẩm sữa của mình. Động thái này thể hiện sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng ẩm thực của Việt Nam và thế giới, cũng góp phần đảm bảo an ninh lương thực và xây dựng một thói quen uống lành mạnh cho thế hệ tương lai.

Những thành tựu của Vinasoy đạt được chứng tỏ bản lĩnh điều hành và khả năng ứng phó với biến động của doanh nghiệp, nhưng sự trung thành, tận tụy của đội ngũ nhân sự, sự tin yêu của khách hàng lại thể hiện cái "tâm" và "tầm" đã được tập thể Vinasoy gìn giữ và phát huy hơn 20 năm qua.



Diễn viên Tường Vi: “Tôi tự nấu ăn để chăm sóc, yêu thương bản thân”

Sau làn sóng self-help (tự lực), gần đây xã hội bắt đầu quan tâm tới khái niệm self-care (tự chăm sóc). Trong một talkshow với chủ đề “Yêu thương là sẻ chia” mới đây trên kênh HTV9, diễn viên Tường Vi cũng chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này.

Tường Vi thừa nhận cô không giỏi nấu ăn, nhưng khi quan tâm ai thì sẽ chăm sóc bằng những món ăn cho người mình yêu thương.

“Chăm sóc mình là yêu thương người khác”

Tường Vi là một diễn viên trẻ nổi trội trong một số phim như Bỗng dưng muốn khóc, Tóc rối, Túm cổ đại gia… Với nghề diễn viên, đôi khi vai diễn ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và thể chất. Hiểu được điều này nên Tường Vi rất quan tâm tới việc tự chăm sóc bản thân. Cô cho rằng: “Chăm sóc mình chính là yêu thương người khác. Khi bạn khỏe mạnh, người xung quanh mới thôi lo lắng về bạn”. 

Đồng quan điểm, bác sĩ CKII, chuyên gia dinh dưỡng Đỗ Thị Ngọc Diệp (nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM) cho biết, tự chăm sóc bản thân để đáp ứng nhu cầu khỏe mạnh về thể chất, đầy đủ về tình cảm và thoải mái về mặt xã hội, là giúp bản thân đủ năng lượng để hoạt động tốt nhất. Đơn giản như ngủ đủ giấc, ăn ngon miệng cho đến phức tạp như thiền tập, đi spa… chính là tự chăm sóc. 

Tuy nhiên, phụ nữ hay bỏ qua làm việc này cho chính mình vì họ thường là người chăm sóc người khác” - bác sĩ Diệp nói.

Talkshow “Bí mật chuyện sao - Yêu thương là sẻ chia” với sự tham gia của bác sĩ Ngọc Diệp và diễn viên Tường Vi

Khuyến khích các chị em cần phải chăm sóc mình nhiều hơn, bác sĩ Diệp cho biết cơ thể phụ nữ có một vài điểm yếu sinh lý tự nhiên như: ít khối cơ hơn nam giới nên khó hoạt động thể chất mạnh; xương không chắc khỏe bằng, lại trải qua sinh nở nên nguy cơ mất xương, loãng xương cao; nội tiết tố suy giảm theo tuổi tác chứ không tương đối ổn định như nam giới. 

Để hạn chế điểm yếu này, phụ nữ cần coi việc tự chăm sóc không chỉ là việc làm khi có thời gian, mà cần thực hành như thói quen hàng ngày. Đặc biệt là phụ nữ cần chú ý giữ xương và cơ ở trạng thái tốt nhất ngay từ khi còn trẻ. 

Tự săn sóc thế nào cho đúng?

Chia sẻ với khán giả về cách tự chăm sóc bản thân, Tường Vi nói cô rất chú trọng tới chế độ ăn ngủ, luyện tập và đời sống tinh thần. Nghề diễn viên có khi quay đêm, có khi bỏ bữa, nhưng Tường Vi luôn cố gắng tự chuẩn bị bữa ăn nhiều rau xanh, trái cây lành mạnh, ít đồ uống có đường, đặc biệt chú trọng một số thực phẩm từ đậu nành như tàu hũ, sữa đậu nành… vì đây là loại hạt có tỉ lệ đạm - béo - đường bột rất lý tưởng, lại giàu vitamin, khoáng chất, và nhiều axit amin thiết yếu. 

Nhận xét về cách tự chăm sóc của Tường Vi, bác sĩ Diệp cho rằng lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh, lấy đạm thực vật từ đậu nành làm nền tảng là điều khôn ngoan. 

“Nên ăn cân đối thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật. Nên chú ý ăn đủ chất đạm để duy trì khối cơ, hỗ trợ tăng sức khỏe xương và sức đề kháng. Ngoài ăn thịt, cá, trứng và thủy sản nên ăn đậu nành và các sản phẩm của đậu nành để có nguồn đạm thực vật.

Đậu nành có lượng đạm cao, chất béo và đường bột thấp hơn một số loại thịt phổ biến nhưng lại giàu vitamin quan trọng như tiền vitamin A, vitmin nhóm B, K, E giúp chống lão hóa. 

Ngoài ra, đậu nành còn rất giàu phytoestrogen (estrogen thực vật) - thứ mà “hệ thống” hormone của phụ nữ rất cần dù ở độ tuổi nào, giúp giảm bớt “bốc hỏa” khi bước vào tiền mãn kinh, bác sĩ Diệp cho biết. 

Từ đậu nành có thể làm ra vô vàn món ăn giàu dưỡng chất cho cơ thể. 

Theo bác sĩ Diệp, bên cạnh chú trọng chăm lo cho thể chất, phụ nữ cũng nên làm phong phú đời sống xã hội và tinh thần của mình bằng cách dành thời gian gặp gỡ bạn bè, đi du lịch, có đam mê khác bên ngoài công việc nội trợ và chia sẻ cảm xúc thường xuyên với những người thân thiết. Điều này sẽ tránh việc quá bận rộn lo lắng cho người khác mà quên mất bản thân, dẫn tới căng thẳng, kiệt sức và đổ bệnh. 

Rõ ràng thông qua talkshow “Bí mật chuyện sao - Yêu thương là sẻ chia”, cả nghệ sĩ Tường Vi lẫn chuyên gia dinh dưỡng đã giúp người xem nhận ra một bí mật đơn giản vô cùng: tự yêu thương, chăm sóc bản thân và chia sẻ yêu thương với mọi người thân của mình đó chính là cách kéo dài thanh xuân một cách hữu hiệu. Và sau tất cả, chúng ta vẫn còn thời gian, còn nhiều năm khác đáng sống không kém. Vì vậy, hãy tự săn sóc bản thân thật tốt ngay từ bây giờ để tận hưởng những điều tuyệt vời trong cuộc sống này. 

Mời xem link tại đây.



Nghệ sĩ Quang Tuấn: "Ăn thua với vợ làm gì?"

Lời yêu khó nói là một chủ đề thú vị mà nhiều người sẽ thấy mình đâu đó trong câu chuyện được cặp đôi vợ chồng nghệ sĩ Quang Tuấn - Linh Phi chia sẻ trong talkshow "Bật mí chuyện sao", HTV9 vừa phát sóng gần đây.

Chuyên gia tâm lý – Lý Thị Mai, vợ chồng nghệ sỹ Quang Tuấn, Linh Phi trong chương trình “Bật mí chuyện sao”, HTV9.

Nói xin lỗi nhưng ngượng câu cảm ơn

Trong talkshow này, diễn viên Quang Tuấn chia sẻ mình thường là người xin lỗi trước nếu vợ chồng cơm không lành, canh chẳng ngọt.

“Dù sai hay đúng Tuấn cũng xuống nước trước. Vợ mình mà, mình ăn thua với vợ làm gì. Khi Linh Phi bớt giận và nhận ra mình có sai thì cô ấy cũng xin lỗi lại”, “người chồng quốc dân” Quang Tuấn chia sẻ.

Thế nhưng, cả hai thừa nhận rằng rất hiếm khi vợ chồng nói cảm ơn nhau hay lời yêu thương. Thay vào đó, lời cảm ơn sẽ là hành động: rủ nhau đi ăn, xem phim cuối tuần…

Quang Tuấn cũng sẵn sàng trông con 1 tiếng mỗi ngày cho vợ có thời gian tập thể dục, hay để ý mua sữa đậu nành cho vợ vì biết vợ thích uống sữa đậu nành mà còn tự nấu, vắt rất kì công...

Lý giải về thói quen này, Tiến sĩ tâm lý Lý Thị Mai cho rằng: cặp đôi Quang Tuấn - Linh Phi cũng như bao đôi vợ chồng khác, kết hôn rồi quen thuộc quá, biết hết về nhau nên dần dần ít nói lời yêu.

Phân tích sâu hơn, bà Mai nói rằng: “Người phương Đông không phải không biết cảm ơn hay không biết nói lời yêu thương. Họ có đấy, nhưng cách thể hiện khác với phương Tây. Họ thường nén cảm xúc xuống hoặc giấu đi, coi đó là sự tinh tế, bẽn lẽn đặc trưng của người Á Đông”.

Điều này không có nghĩa “sự tinh tế” của người Á Đông là kém hiệu quả. Con người ai cũng muốn nghe những lời ngọt ngào yêu thương, nên một lời yêu đúng lúc luôn cần thiết. Nhưng trên tất cả, hành động quan tâm săn sóc xuất phát từ tình yêu thực sự có giá trị riêng.

Tập “nói” lời yêu

Cũng trong talkshow này, tiến sĩ Lý Thị Mai đưa ra “công thức” cho các cặp đôi muốn thực hành nói lời yêu. Đầu tiên, hai bên cần có tình cảm với nhau thật sự, không thể không yêu mà nói dối là yêu, hoặc yêu rất nhiều lại giả vờ như không có tình cảm. Có sẵn “chất liệu” này rồi, thì bước thứ 2 là phải nói ra, bởi không nói ra làm sao đối phương biết. Bước này nếu chưa quen thì cần luyện tập, bằng tấm thiệp, tin nhắn hay lời thì thầm. Tiến sĩ cho rằng “không gì ấm áp bằng lời cảm ơn”.

Thực hành ngay tại trường quay, hai vợ chồng Quang Tuấn - Linh Phi cùng “tập nói lại lời yêu”. Quang Tuấn vốn kiệm lời nên khá lúng túng.

Những giây lúng túng của nghệ sỹ Quang Tuấn khi được yêu cầu nói những lời yêu thương với vợ. Ảnh: Cắt từ Talkshow “Nói lời yêu thương với người mình thương”

Tiến sĩ Mai gợi ý, nếu thấy nói những câu “anh yêu em”, “anh cảm ơn em” khó quá, thì tập dần từ việc nói “để anh giúp em cái này”, “để anh làm cho em cái kia”...

“Ví dụ thấy Linh Phi nấu sữa đậu nành vất vả quá, thì có thể nói ‘để anh đi mua sữa đậu nành đóng hộp cho vợ đỡ cực’. Lời nói yêu thương cần đi cùng hành động nữa thì mới truyền tải trọn vẹn thông điệp tình yêu. Đứa con không thấy ba mẹ cảm ơn, xin lỗi nhau bao giờ, thì chúng cũng không học được điều đó”, bà Mai nói.

Đồng quan điểm, Linh Phi cũng cho rằng nên tập cho con biết nói lời yêu thương từ nhỏ, lâu dần nó trở thành văn hóa trong gia đình. Đây cũng là điều Linh Phi đang thực hành với bé Gạo mỗi ngày.

Rõ ràng, một lời yêu thương khi được nói ra sẽ mang theo sức mạnh và sự hỗ trợ vô cùng to lớn để đối phương cảm thấy ấm áp. Vì thế, đừng quên nói những lời yêu thương và đi kèm với hành động thật thiết thực cho những người xung quanh ta mỗi ngày bạn nhé.

Mời bạn xem lại talkshow tại đây.

Chuyên gia Tâm lý Lý Thị Mai “Những đứa con không thấy ba mẹ cảm ơn, xin lỗi nhau bao giờ, thì chúng cũng không học được điều đó”. Ảnh cắt từ talkshow.



Vinasoy và hành trình đưa sữa đậu nành Việt chinh phục thị trường quốc tế

Từ phân xưởng sản xuất kem, sữa nhiều lần đứng gặp khó khăn tưởng không thể vượt qua, sau 24 năm gầy dựng và phát triển, Vinasoy tăng trưởng vượt bậc, lọt Top 5 công ty sữa đậu nành lớn nhất thế giới ba năm liên tiếp (theo GlobalData)

Vinasoy và những cột mốc mới trên hành trình phát triển

Ra đời từ 1997, đến nay Vinasoy đã là nhà sản xuất dẫn đầu về thị phần giá trị và sản lượng trong ngành hàng sữa đậu nành uống liền 9 năm liền (theo Kantar) đồng thời là nhà sản xuất sữa đậu nành số 1 được chọn mua 10 năm liên tiếp (theo Nielsen). Đặc biệt, năm 2021, khi diễn biến dịch bệnh phức tạp, doanh nghiệp đã có những bước chuyển biến linh hoạt, chủ động. Vì vậy, doanh thu từ sữa đậu nành tăng 5% cùng kỳ năm trước, nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 8% và giá bán trung bình giảm 3%. Đồng thời trong tháng 8/2021 vừa qua – cũng là tháng cao điểm của dịch bệnh, vì là mặt hàng thiết yếu nên thị phần của Vinasoy lên đến 92,2% (theo Nielsen). Trong năm nay, Vinasoy "vượt bão" Covid, ra mắt loạt sản phẩm mới như 4 vị mới Fami nguyên chất, 2 vị mới của Fami Canxi

Chính tinh thần tự hào dân tộc cùng với những chiến lược quản trị doanh nghiệp chủ động đã giúp Vinasoy trở thành đơn vị sản xuất sữa đậu nành đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam lọt vào Top 5 Công ty sữa đậu nành lớn nhất thế giới 3 năm liên tiếp (theo GlobalData - công ty phân tích dữ liệu hàng đầu thế giới). Điều này đồng nghĩa với việc sữa đậu nành Việt đã có những dấu ấn đẹp trên bản đồ thế giới, đây sẽ là động lực để doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực, chinh phục những cột mốc mới trên hành trình phát triển.

Thành công đến từ những cú lội ngược dòng "ngoạn mục"

Để được như hiện tại, Vinasoy từng nhiều lần trải qua những giai đoạn ngặt nghèo. Tập thể với chỉ hơn 100 con người ngày ấy đã dò dẫm tìm đường để mở lối cho việc sản xuất của nhà máy. Sự kiện đánh dấu bước thoát hiểm là vào năm 2001, Fami được Bộ Nông nghiệp Mỹ chọn làm sản phẩm sữa đậu nành độc quyền cung cấp cho "Chương trình sữa học đường tại Việt Nam". Sau này, khi Ban lãnh đạo Vinasoy ghé thăm trung tâm nghiên cứu giống, dinh dưỡng đậu nành ở nước bạn, họ thấy dòng chữ "Đậu nành - thực phẩm vàng của thế kỷ 21" và hiểu rằng ngày ấy Bộ Nông nghiệp Mỹ thực sự coi trọng giá trị dinh dưỡng của đậu nành và muốn đem đến cho chương trình những gì tinh túy nhất.

Vinasoy với chiến lược tập trung chuyên biệt vào đậu nành trong suốt gần 25 năm hình thành và phát triển.

Đứng trước xu thế đa dạng hóa sản phẩm với sự xuất hiện nhiều công ty đa lĩnh vực, đa ngành nghề, Ban lãnh đạo Vinasoy sau nhiều lần cân nhắc đã quyết định dành trọn tình yêu và nhiệt huyết vào hạt đậu nành. Năm 2005, nhà máy sữa Trường Xuân (tiền thân của Vinasoy) đổi tên thành Công ty Sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy, khẳng định quyết tâm chỉ tập trung chuyên biệt vào đậu nành. Chính sự nỗ lực dám thay đổi, đi ngược lại với thị trường cùng với những chiến lược phát triển bài bản, đã giúp Vinasoy phát triển như ngày hôm nay.

Kiên định 5 giá trị cốt lõi

Một trong những yếu tố then chốt nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng may mắn có được trong hành trình phát triển của mình là yếu tố con người. Ở Vinasoy, các thành viên đều có chung 1 niềm tin và khát vọng vươn lên, luôn giữ vững tâm thế của người khởi nghiệp, đồng thời kiên định với 5 giá trị cốt lõi có từ những ngày đầu thành lập. Trong đó điều mà Ban lãnh đạo Vinasoy nhận thấy quan trọng nhất là cách hành xử trong sạch, vững mạnh.

Một câu chuyện nhỏ thể hiện điều này được Ban lãnh đạo Vinasoy chia sẻ đầy tự hào, trong dịp kỉ niệm 10 năm thành lập công ty, 100 người từ lúc thành lập vẫn còn tiếp tục đồng hành cùng Vinasoy đến tận 98 người mặc cho những lời "chiêu dụ" hấp dẫn về lương thưởng. "Bởi tất cả anh em chúng tôi đều hiểu rằng, động lực của Vinasoy bấy giờ không chỉ là kinh doanh đơn thuần nữa, mà là khát khao đem đến những giá trị, những lợi ích thiết thực cho chính những người công nhân trong nhà máy, cho những người nông dân trên cánh đồng, và hàng chục triệu đồng bào Việt Nam", ông Tụ chia sẻ thêm.

Với sự đồng lòng, quyết tâm đó cùng tình yêu lớn dành cho đậu nành và những chiến lược phát triển bền vững, khi Vinasoy nổi lên như một hiện tượng trong ngành hàng FMCG vào khoảng năm 2015 khi doanh nghiệp liên tục tăng trưởng 2 con số trong khi trung bình ngành chỉ khoảng 4%, rất nhiều người cho rằng đó là điều kì diệu. Nhưng với Vinasoy, đó là kết quả tất yếu của một tập thể đoàn kết, bám sát 5 giá trị cốt lõi cùng sự kiên định của những người đứng đầu.

Phát triển vùng nguyên liệu bền vững

Vùng nguyên liệu đậu nành nội địa là ước mơ của ban lãnh đạo Vinasoy. Vốn xuất thân từ Quảng Ngãi, họ luôn thấm nhuần tinh thần nhà nông. Như ông Ngô Văn Tụ từng chia sẻ: "Vinasoy có được những gì ngày hôm nay là nhờ những hạt đậu nành trồng nên từ đất mẹ. Chúng ta làm tất cả để không chỉ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực thức uống dinh dưỡng, mà còn là chuyên gia về hạt giống đậu nành, phát triển cây đậu nành Việt Nam vươn tầm thế giới".

Trên tinh thần đó, năm 2013 Vinasoy đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng đậu nành Vinasoy (VSAC) theo mô hình quốc tế. Đặc biệt, trung tâm còn xây dựng được ngân hàng gen đậu nành với số lượng lên đến hơn 1.500 dòng/giống khác nhau, trong đó có rất nhiều nguồn gen quý cả trong và ngoài nước.

Cánh đồng đậu nành của Vinasoy tại huyện Cư Jút - tỉnh Đăk Nông.

VSAC đã phát triển hai giống đậu nành được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong đó, giống Vinasoy 02-NS đã được Cục Trồng trọt cho phép sản xuất kinh doanh giống tại miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2021, vùng nguyên liệu đậu nành của Vinasoy đã phát triển ổn định tại bốn khu vực này. Ông Huỳnh Sơn Hải - Giám đốc Trung tâm VSAC chia sẻ: "Điều này khẳng định Vinasoy không chỉ là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành hàng sữa đậu nành, mà còn đủ khả năng chọn tạo ra những giống đậu nành mới không biến đổi gen có đặc tính nông học phù hợp với các vùng nguyên liệu và đáp ứng chất lượng sản phẩm của Vinasoy ".

Vinasoy có đủ khả năng chọn tạo ra những giống đậu nành mới không biến đổi gen và có đặc tính nông học phù hợp với các vùng nguyên liệu.

Chia sẻ về tương lai, Giám đốc điều hành Vinasoy cho hay: "Xác định được định hướng chiến lược chính là xương sống hoạt động của mỗi công ty. Đã làm kinh doanh thì lúc nào phía trước mặt cũng là thách thức, bản thân cá nhân và doanh nghiệp phải có đủ tâm huyết, tầm nhìn chiến lược và sự sáng tạo để tìm cách vượt qua. Nó đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực và khát vọng vươn lên". Đồng thời, ông cũng chia sẻ thêm về kế hoạch của Vinasoy trong năm 2022 sẽ tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm dinh dưỡng từ các loại thực vật khác, mang đến nhiều sự lựa chọn thú vị cho người tiêu dùng.



5 thói quen tốt giúp người trẻ “nghỉ chơi' bệnh tim mạch

Người trẻ tuổi liệu có bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay không? Câu trả lời rất tiếc lại là “có'.

Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực và căng thẳng đã khiến bệnh tim mạch không chỉ còn là mối đe dọa của người lớn tuổi mà đã có xu hướng trẻ hoá khá nhanh. Theo thống kê của các bệnh viện lớn tại Việt Nam, tỉ lệ nhồi máu cơ tim ở người trẻ đã tăng lên đến 10,5% và rất trẻ là 1,8%. Con số này là một lời chuông cảnh tỉnh tới những người trẻ.

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể tránh xa các bệnh tim mạch - căn bệnh “tử thần" gây ra tới 30% số ca tử vong hiện nay? Không hề quá phức tạp, dưới đây là 5 thói quen tốt giúp bạn phòng tránh và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đã được khoa học công nhận. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Luyện tập thể chất đều đặn

Những hướng dẫn hiện nay của Hội tim mạch Hoa kỳ (AHA) và trường Đại học Y khoa Thể thao Hoa Kỳ (ACSM) đều khuyến cáo tất cả những người lớn khỏe mạnh đều nên tập thể dục cường độ nhẹ ít nhất 30 phút mỗi ngày. Các môn tập luyện tốt cho tim mạch bao gồm đi bộ, đạp xe, chạy bộ, yoga và các bài tập làm tăng nhịp tim (cardio). Luyện tập đều đặn giúp tăng sức bền và còn giúp chúng ta có cơ thể dẻo dai, tinh thần phấn chấn hơn.

2. Ngủ đủ sâu, đủ giấc:

Bạn có biết mất ngủ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vấn đề về tim mạch? Các bác sĩ khuyến cáo người trẻ cần đảm bảo ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày. Ngủ sâu và đủ giấc không chỉ giúp cơ thể phục hồi năng lượng mà còn giảm áp lực làm việc cho tim khi nhịp tim và huyết áp của chúng ta đều giảm khi ngủ. Đây chính là quãng “thời gian vàng” để hệ thống tim mạch “bảo dưỡng", phục hồi và hoạt động bền bỉ hơn.

3. Không hút thuốc

Áp lực công việc khiến nhiều người trẻ tìm đến thuốc lá như một cách để tập trung và kích thích năng lượng. Lạm dụng điều này vô tình khiến chúng ta đến gần hơn với bệnh tim mạch. Các hóa chất trong khói thuốc làm dày thành mạch, khiến máu khó lưu thông, thêm vào đó nicotine và CO trong thuốc lá khiến cơ tim bị tổn thương. Theo thống kê, khoảng 1 trong 5 trường hợp tử vong do bệnh tim có liên quan trực tiếp đến việc hút thuốc. Nếu bạn đang có thói quen xấu này, bạn nên cố gắng từ bỏ để bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình nhé.

4. Hạn chế căng thẳng

Stress và bệnh tim mạch dường như là một “đôi bạn thân" có liên hệ mật thiết tới nhau. Khi ở trong trạng thái căng thẳng, nồng độ hormone gây stress và các chất gây viêm trong máu cao hơn, đây là các tác nhân chính gây ra bệnh lý tim mạch. Giảm căng thẳng bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tập thiền hay chơi thể thao cũng là một cách rất tốt để giảm stress mà bạn nên tham khảo.

5. Bổ sung đạm đậu nành mỗi ngày

Đậu nành có hai thành phần chính là chất đạm (protein) và chất béo thực vật có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe tim mạch. Đạm đậu nành có khả năng làm giảm cholesterol xấu, giảm huyết áp tâm thu, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh động mạch vành. Ngoài ra, chất béo thực vật có trong đậu nành giàu axit béo không no là dưỡng chất rất tốt cho tim, giúp giảm chứng xơ vữa động mạch. Bạn có biết, bổ sung ít nhất 25g đạm đậu nành mỗi ngày (theo khuyến nghị của FDA - Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì) sẽ giúp cải thiện bệnh và hạn chế những biến cố sức khỏe liên quan đến tim mạch. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhiều rau xanh, hạn chế choresterol, chất béo bão hoà có trong đồ ăn nhanh cũng sẽ giúp người trẻ chúng ta phòng tránh tốt nguy cơ mắc bệnh tim mạch.



Vùng nguyên liệu nội địa – Niềm tự hào giúp Vinasoy vươn tầm thế giới

Tự hào là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam nằm trong "Top 5 công ty Sữa đậu nành lớn nhất thế giới 3 năm liên tiếp (2018-2020)”, Vinasoy tiếp tục nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, với mong muốn phát triển kinh doanh bền vững, Vinasoy đã thử nghiệm và xây dựng thành công bốn vùng nguyên liệu trên cả nước: miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long theo mô hình hợp tác toàn diện. Đồng thời, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Đậu nành Vinasoy đầu tiên tại Việt Nam (gọi tắt là VSAC) vào năm 2013 do Vinasoy thành lập cũng đã đạt được những thành tựu nổi bật trong các công tác nghiên cứu chuyên sâu về đậu nành, góp phần đưa doanh nghiệp có những bước tiến vững vàng, vươn tầm thế giới.



Giải pháp dinh dưỡng cho trái tim khỏe mạnh

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến nghị bổ sung 25g đạm đậu nành mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Hiểu đúng về tầm quan trọng của sức khỏe tim mạch

Hệ thống tim mạch gồm tim và mạch máu. Trong đó, trái tim đập liên tục khoảng 100.000 lần/ngày để bơm oxy vào máu. Chu trình bơm máu của tim cung cấp 5-6 lít máu mỗi phút để duy trì sự sống. Mỗi ngày một trái tim khỏe mạnh bơm trung bình 2.000 lít máu đi qua 96.500 km của toàn bộ chiều dài hệ thống mạch máu trong cơ thể.

                      Một trái tim không khỏe mạnh sẽ gây tác hại lớn cho sức khỏe.

Khi tim bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác và gây tác hại lớn hơn cho sức khỏe. Thống kê của WHO cho thấy tim mạch là một trong những loại bệnh nền được xếp vào nhóm có nguy cơ gia tăng mức độ nặng, dễ dẫn đến tử vong vì Covid-19. Nguy cơ tử vong do Covid-19 ở người bệnh tim mạch cao gấp 10 lần người bình thường.

Theo báo cáo trên tạp chí Y Khoa Mỹ, qua nghiên cứu hồ sơ của 138 bệnh nhân nhập viện vì nhiễm Covid-19, có khoảng 70% người bệnh tim mạch bị tổn thương cơ tim do Covid-19 đã tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến gánh nặng cho trái tim

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Mỹ Liên - Phó trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất TP HCM cho biết, tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch có độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Theo khảo sát từ năm 2012, 30% trong 2.130 người Việt Nam 25 tuổi trở lên có triệu chứng tăng huyết áp, 60% rối loạn mỡ máu. Có ba nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng này: lối sống căng thẳng, ít vận động; chế độ ăn uống chưa đủ dinh dưỡng và các yếu tố môi trường hoặc di truyền.

                                          Thói quen tập luyện giúp trái tim luôn khỏe mạnh. 

 

Bác sĩ Liên khẳng định trái tim và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ hai chiều mật thiết. Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến tim mạch, gây nguy cơ đột quỵ. Trong bối cảnh sống chung với Covid-19, những mối lo thường trực về bệnh tật, áp lực việc làm, giảm thu nhập có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, gồm các biểu hiện hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi và gây áp lực lên trái tim. Khi đó, chúng ta có xu hướng tìm đến các thực phẩm thiếu lành mạnh, dư thừa muối, chất béo bão hòa hoặc lạm dụng chất kích thích để giảm căng thẳng. Điều này càng tạo ảnh hưởng không tốt đến tim mạch.

Giải pháp cho tim khỏe - tâm trí khỏe

Theo lời khuyên từ Viện tim mạch Việt Nam, mỗi người cần lắng nghe cơ thể, trái tim của mình để nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường và kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng tháng, hàng năm tùy mức độ bệnh lý. Theo bác sĩ Liên, bên cạnh việc tập luyện thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp thể trạng, giữ tâm lý thoải mái, sinh hoạt và làm việc điều độ, nên thay thế thực phẩm nhiều chất béo bão hòa bằng thực phẩm ít năng lượng nhưng giàu dưỡng chất có nguồn gốc thực vật. Trong đó nguồn dinh dưỡng từ đậu nành được xem là có tác động hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch.

Bác sĩ Liên cho biết thêm, dùng đậu nành mỗi ngày là cách đơn giản để sở hữu trái tim khỏe mạnh mà không phải phụ thuộc vào thuốc. Đậu nành cung cấp lượng lớn protein thực vật chất lượng cao và giàu chất béo chưa bão hòa, giúp giảm cholesterol xấu, điều hòa cholesterol tốt, giảm các nguy cơ xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, đột quỵ, ổn định huyết áp. Ngoài ra, đậu nành còn chứa một số thành phần khác có lợi cho sức khỏe như các loại vitamin, khoáng chất, đặc biệt là isoflavones giúp cải thiện độ nhạy cảm với insulin, ổn định bệnh lý tiểu đường, đồng thời chống oxy hóa và bảo vệ tế bào, bảo vệ thành động mạch.

Bác sĩ Liên gợi ý sử dụng sữa đậu nành đóng hộp như Fami trong thực đơn hàng ngày để đáp ứng sự tiện dụng và đảm bảo giá trị dinh dưỡng.

Sữa đậu nành Fami từ Vinasoy được làm từ đậu nành hạt chọn lọc đáp ứng tiêu chí 3 không: không biến đổi gen, không cholesterol và không chất bảo quản. Vinasoy áp dụng quy trình tiệt trùng UHT và công nghệ bao bì đóng gói 6 lớp hiện đại được cung cấp bởi tập đoàn Tetra Pak Thụy Điển giúp giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng và mùi vị tự nhiên thơm ngon của sản phẩm.

Bác sĩ Liên cho biết, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu được sử dụng thường xuyên khi còn trẻ, đậu nành còn giúp phòng ngừa và cải thiện 5 căn bệnh "họ hàng" với bệnh tim mạch như thừa cân, béo phì; rối loạn mỡ máu; tiểu đường; xơ vữa động mạch; tăng huyết áp. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến nghị bổ sung 25g đạm đậu nành mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.



Theo dấu chân hơn trăm năm lịch sử của món sữa đậu nành thân thương

Là một trong những thức uống quen thuộc của văn hóa ẩm thực nước ta, sữa đậu nành đã có lịch sử gắn bó lâu dài cùng nhiều thế hệ người Việt.

Từ cốc sữa nấu giản dị ở gánh ven đường ngày xưa cho đến hộp sữa bao bì sang trọng trên kệ siêu thị ngày nay, sữa đậu nành vẫn vẹn nguyên những giá trị sức khỏe và tinh thần quý giá đi cùng chúng ta qua năm tháng.

Tìm về hơn trăm năm trước…

Lần theo hành trình của món sữa đậu nành, phải kể đến việc cây đậu nành con người thuần hóa tại phía Đông Bắc Trung Quốc vào thế kỷ 11 TCN. Dù đã được dùng làm thức ăn từ lâu, nhưng phải mất hơn 2.000 năm, đến khoảng thế kỷ 14, nước đậu nành – một dạng sữa được nấu từ đậu nành tươi – mới chính thức ra đời và dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, các chế phẩm từ đậu nành đã gắn liền với văn hóa ăn uống từ lâu, có thể kể đến những cái tên nổi bật như đậu phụ, tương bần, nước tương… Dù sữa đậu nành ra đời tại Trung Quốc, nhưng người có công phổ biến thức uống ngon lành bổ dưỡng này tại Việt Nam lại là một người Pháp. Theo một bài báo Đông Thinh đăng ngày 31/08/1942, sữa đậu nành chính thức có mặt tại Việt Nam từ năm 1914 nhờ công của ông Charles Crévost – một sĩ quan quân đội, bác sĩ và nhà thực vật học người Pháp. Trong bối cảnh Thế chiến I, khi sữa bò hộp không thể vận chuyển đến Đông Dương nhiều như trước, người dân cần tìm kiếm thứ thức uống dinh dưỡng khác, ông Crévost đã đề xuất sữa đậu nành làm giải pháp thay thế. Trong một báo cáo, ông từng viết: "Sữa đậu nành có từ 32 đến 36% chất "caséine" còn sữa bò chỉ có 3% – nghĩa là chất bổ của sữa bò kém sữa đậu nành 10 phần."

Sữa đậu nành được một sĩ quan người Pháp phổ biến tại Việt Nam trong những năm Thế Chiến I (Nguồn ảnh: Ludovic Crespin)

Khoảng giữa thập niên 1930, thức uống sữa đậu nành được nhắc đến nhiều, có thể do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đầu những năm 1930, thúc đẩy mọi người tìm các thực phẩm rẻ tiền hơn thay thế nguồn hàng nhập cảng đắt đỏ. Theo dòng thời gian, thức uống này càng trở nên quen thuộc, chinh phục khẩu vị của bao thế hệ người Việt. Có người thích bưng ly sữa nóng vừa thổi vừa chậm rãi hớp từng ngụm để thưởng thức cái vị béo thơm, ngọt lành và ấm nóng giữa cơn mưa lạnh lất phất hay luồng gió rét cuối năm. Nhưng cũng có người thích đập thật nhiều đá vào ly sữa đậu, hớp một ngụm to và "khà" một hơi sảng khoái giữa cái nóng mùa hè. Từ những quang gánh có nồi sữa nghi ngút khói được nấu cùng bó lá dứa tạo mùi thơm cho đến những chai sữa tự nấu đóng trong chai xá xị hay chai thủy tinh có nút bần và hiện đại nhất là những hộp sữa tiệt trùng bao bì chỉn chu… thứ thức uống ngon lành này đã đi vào ký ức của người Việt hơn trăm năm.

Đã từ lâu, việc thưởng thức một ly sữa đậu nành thơm ngon kèm bữa ăn đã trở thành thói quen yêu thích của nhiều người

…cho đến nhịp sống mới giữa "bình thường mới"

Nói về sức hút của sữa đậu nành, ngoài hương vị thơm ngon khó cưỡng và giá cả bình dân, không thể không kể đến giá trị dinh dưỡng quý giá của thức uống này. PGS.TS.BS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: "Với hàng loạt vitamin như E, K, C, B1, B2, PP, B5, B6, Folat, H, beta-caroten… cũng như các khoáng chất quý như sắt, magie, mangan, kali, kẽm, đồng, selen… và đặc biệt giàu isoflavone, đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đem lại lợi ích hiệu quả trong việc hỗ trợ sức khỏe hệ cơ xương khớp, tim mạch, giảm béo phì, tăng cường đề kháng và nâng cao sức khỏe." (xác nhận chuyên gia).

Giữa thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp, khi sức khỏe và chế độ ăn uống lành mạnh trở thành mối quan tâm lớn, sữa đậu nành càng được yêu thích vì những giá trị mà nó mang lại. Bên cạnh việc hỗ trợ tăng cường đề kháng và nâng cao sức khỏe, đây còn là loại thức uống lành tính, thân thiện với những người bất dung nạp lactose (có trong sữa động vật), dễ bị rối loạn tiêu hóa hay người lớn tuổi có hệ tiêu hóa kém.

Thay vì tự nấu sữa tại nhà hay mua sữa nấu ngoài hàng, người dùng ngày càng có xu hướng ưa chuộng sữa đóng hộp vì nhiều nguyên do. Thứ nhất là do tình hình giãn cách khó tìm mua sữa nấu sẵn tại các hàng quán quen hay mua nguyên liệu để tự nấu. Bên cạnh đó, người dùng ý thức được việc bổ sung dinh dưỡng qua đường uống bên cạnh 3 bữa chính hàng ngày để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và lượng nước cần thiết cho cơ thể. Cuối cùng là do an toàn vệ sinh thực phẩm của sữa đóng hộp được bảo đảm, một số dòng sữa đóng hộp còn được bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng và chắc khỏe xương – những vấn đề rất được quan tâm ở thời điểm hiện tại.

              Bước vào bình thường mới, người dùng vẫn chuộng sữa đậu nành, nhưng theo cách "mới" hơn

Nhờ đáp ứng tiêu chuẩn "3 KHÔNG" trong chuỗi sản xuất khép kín từ 100% hạt đậu nành chọn lọc không biến đổi gen, không chất bảo quản và không cholesterol; cũng như được đóng gói trong bao bì giấy 6 lớp của Tetra Pak và sử dụng công nghệ tiệt trùng UHT… sữa đậu nành Fami xứng đáng với vị thế "thương hiệu Sữa Đậu Nành số 1 được chọn mua 10 năm liên tiếp" (theo Kantar). Bên cạnh hương vị truyền thống quen thuộc, sữa đậu nành Fami còn khiến người dùng thích thú với Fami Nguyên Chất 4 vị mới hay Fami Canxi vị Cà Phê năng động và Phô Mai dinh dưỡng. Đặc biệt, Fami Canxi được bổ sung canxi, vitamin D3, vitamin A, kẽm giúp xương chắc khoẻ và tăng cường đề kháng, giúp người dùng thêm yên tâm về sức khỏe giữa mùa dịch và trong tình trạng "bình thường mới".

Bình thường mới đã tạo cho chúng ta nhiều thói quen mới. Trong đó, thói quen uống sữa đậu nành cũng thay đổi theo một cách mới: thường xuyên hơn, an toàn hơn và thơm ngon, dinh dưỡng hơn nữa. Đừng quên bổ sung thức uống này vào danh mục ưu tiên để ký ức hương vị của mỗi người luôn trọn vẹn cũng như sức khỏe luôn vững vàng trước những thử thách mới.



Bảo vệ sức khỏe tim mạch với 3 bí quyết dinh dưỡng từ chuyên gia

Trong chương trình “Dưỡng chất nào cho trái tim khỏe mạnh" do Công ty sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) phối hợp đồng hành thực hiện cùng 1 đơn vị báo chí đã giúp khán giả có thêm nhiều kiến thức hữu ích về cách bảo vệ trái tim trong cuộc sống thường ngày.

Chúng ta đểu biết, trái tim là tài sản vô cùng quý giá của cơ thể. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu được các bí quyết bảo vệ và chăm sóc tốt cho trái tim. Mới đây, trong chương trình “Dưỡng chất nào cho trái tim khỏe mạnh" do Công ty sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) phối hợp đồng hành thực hiện cùng 1 đơn vị báo chí đã giúp khán giả có thêm nhiều kiến thức hữu ích về cách bảo vệ trái tim trong cuộc sống thường ngày. Chương trình có sự tham gia của ThS.BS Trần Thị Mỹ Liên - Phó Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM đem tới những chia sẻ hữu ích liên quan tới chủ đề này.

Cùng khám phá 3 lời khuyên dinh dưỡng đến từ chuyên gia áp dụng trong bữa ăn hàng ngày như thế nào để có một trái tim khỏe mạnh nhé!

Hạn chế đồ ăn chiên rán, chất béo bão hòa và cholesterol

Cholesterol là chất béo cần thiết cho cơ thể, tuy vậy, cholesterol "xấu” và chất béo bão hoà được coi là "kẻ thù” số một của tim mạch. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng tỷ lệ các bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp... Để bảo vệ sức khỏe tim mạch và phòng ngừa sớm các bệnh lý tim mạch, bác sĩ khuyên chúng ta nên hạn chế tiêu thụ cholesterol và chất béo bão hòa trong đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán hoặc đồ ăn chế biến sẵn. Theo ThS.BS Mỹ Liên chia sẻ, trong quá trình chế biến thực phẩm chúng ta nên hạn chế chiên rán, nấu nướng quá kỹ. Lý do là vì khi chiên rán quá kỹ, các acid béo thiết yếu sẽ bị oxy hóa, các chất chống oxy hóa bị hủy hoại, tạo nên các gốc tự do gây tổn thương tế bào.

             Thức ăn chiên rán tuy hấp dẫn nhưng dễ làm tăng cholesterol xấu trong máu

Ăn nhiều rau quả, thực phẩm nguyên cám

Rau củ quả tự nhiên là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất tuyệt vời cho cơ thể. Đây là nguồn thực phẩm dồi dào các chất chống oxy hóa tự nhiên quý giá. Theo ThS.BS Mỹ Liên chia sẻ, để cân bằng chế độ dinh dưỡng, chúng ta nên lựa chọn thực phẩm ít năng lượng nhưng giàu dinh dưỡng (ví dụ như: rau củ quả tươi, trái cây, ngũ cốc…) và hạn chế các thực phẩm nhiều natri, nhiều chất béo bão hòa (ví dụ như thức ăn chế biến sẵn…). Chúng ta nên tiêu thụ ít nhất 500gr rau củ quả mỗi ngày, đa dạng các chủng loại để cung cấp vitamin, khoáng chất toàn diện cho cơ thể.

                   Thực phẩm nguyên cám giàu chất xơ, giúp phòng chống được bệnh tim mạch

Thực phẩm nguyên cám (ví dụ như: lúa mạch đen, lúa mì, yến mạch, gạo lứt…) là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, các vitamin nhóm B, chất khoáng cùng các hợp chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe và ngăn ngừa bệnh lý liên quan đến tim mạch.

25 gram đậu nành mỗi ngày giúp phòng ngừa bệnh tim

Theo ThS.BS Mỹ Liên, đậu nành là "người bạn thân thiết” của tim mạch. Đậu nành cung cấp chất béo không bão hòa, tốt cho bệnh tim mạch, chống oxy hóa và kiểm soát được lượng cholesterol. Đậu nành còn giúp kiểm soát được bệnh tiểu đường và có lợi trong thai kỳ, chống loãng xương, điều hòa hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng tiền mãn kinh và giảm sự phát triển của ung thư.

                                             Một số công dụng của đậu nành với sức khỏe tim mạch

Protein đậu nành có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu đã được các nghiên cứu lâm sàng chứng minh làm giảm LDL-cholesterol khoảng 4%. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) công bố năm 1999: "Chế độ ăn ít chất béo bão hòa và chất cholesterol bao gồm 25g chất đạm đậu nành một ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch".

Đối với các bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về tim mạch hoặc nằm trong nhóm có nguy cơ cao (béo phì, huyết áp cao), ThS.BS Mỹ Liên chia sẻ, thực phẩm đậu nành có lợi cho sức khỏe tim mạch qua nhiều cơ chế khác nhau. Đậu nành chứa Isoflavone nên có độ nhạy cảm với insulin, giúp ổn định bệnh lý tiểu đường. Đạm đậu nành giúp giảm lượng Cholesterol xấu và điều hòa Cholesterol tốt, đồng thời giảm thành phần triglyceride trong máu. Thực phẩm đậu nành còn tác động đến các yếu tố giảm bệnh mạch vành không liên quan đến lipid máu, giúp điều hòa huyết áp.

Được làm từ 100% hạt đậu nành chọn lọc, Non - GMO, Fami Nguyên chất nay đã có thêm 4 hương vị mới phù hợp cho cả gia đình, giúp hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh tim mạch và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả nhà. 

 

Trang