Phương pháp trồng trọt cây đậu nành

Quê hương của đậu nành là Đông Nam Châu Á, nhưng 45% diện tích trồng đậu nành và 55% sản lượng đậu nành của Thế giới nằm ở Mỹ. Nước Mỹ sản xuất 75 triệu tấn đậu nành năm 2000, trong đó hơn một phần ba được xuất khẩu. Các nước sản xuất đậu nành lớn khác là Brasil, Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ. Phần lớn sản lượng đậu nành của Mỹ hoặc để nuôi gia súc, hoặc để xuất khẩu, mặc dù tiêu thụ đậu nành ở người trên đất nước này đang tăng lên.

Đậu nành có thể trồng được quanh năm nhưng với mỗi thời vụ canh tác khác nhau sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng cây trồng, tình hình sâu bệnh, năng suất, phẩm chất hạt, chi phí sản xuất.

Một số thời vụ gieo trồng đậu nành chủ yếu:

- Vụ xuân hè: gieo tập trung từ 15/02 đến 20/03: Diện tích gieo trồng vụ này tập trung ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long (An Giang, Đồng Tháp). Ở miến Bắc đây là vụ đậu nành được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Bắc, Lạng Sơn, Cao Bằng. Ở miền Nam thời vụ này đậu nành thường hay bị sâu bệnh gây hại hơn các thời vụ khác.

- Vụ hè thu: gieo trồng thích hợp nhất từ 05/04 đến 20/04. Nhược điểm của vụ này là lúc xuống giống phụ thuộc hoàn toàn vào mưa đầu mùa, thường dẫn đến gặp hạn sau khi gieo, ảnh hưởng tời tỷ lệ mọc mầm và mật độ cây trồng. Vụ này có thời gian chiếu sáng trong ngày dài, vì vậy các giống đậu nành có xu hướng kéo dài thời gian sinh trưởng, thân lá phát triển mạnh. Do đó nên lưu ý mật độ cây trồng này có thưa hơn các vụ khác.

- Vụ thu đông: Thời gian gieo trồng thích hợp cho vụ này từ 15/07 đến 05/08. Đậu nành trồng vụ này ít bị sâu đục quả, thuận lợi cho phơi đập và bảo quản hạt.

- Vụ đông: Tập trung chủ yều ở tỉnh Miền Bắc, thời vụ thích hợp trồng đậu nành từ 20/09 đến 05/10.

- Vụ đông xuân: Thời gian xuống giống của vụ này có thể kéo dài từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 01 năm sau. Đậu trồng vụ này chủ yều tập trung ở đồng bằng Sông Cửu Long, đây là vụ đậu nành thường cho năng suất cao nhất ở các vùng trồng đậu trên cả nước. Đất trồng đậu nành thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp, thoát nước, thích hợp trên đất ít chua-trung tính. Đất nghèo dinh dưỡng, nhiễm phèn, vẫn có thể trồng được đậu nành nhưng cần phải thoát nước tốt và tăng cường bón phân lân và vôi.